[A]10 Phan Châu Trinh
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng NhậpAlbum

Share | 
 

 Bài lịch sử

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
hunterkiller2
Copper member
Copper member
hunterkiller2

Số bài : 113
Thanked : 1
Birthday : 28/10/1995
Join date : 09/03/2011
Age : 28
Đến từ : Đà Nẵng

Bài lịch sử Empty
Bài gửiTiêu đề: Bài lịch sử   Bài lịch sử I_icon_minitimeSun Mar 13, 2011 10:31 am

post hết vô đây, tui về xem rồi in luôn, Chính có làm được sơ đồ thi làm ko thì nói Very Happy kiếm ng` khác
Về Đầu Trang Go down
hunterkiller2
Copper member
Copper member
hunterkiller2

Số bài : 113
Thanked : 1
Birthday : 28/10/1995
Join date : 09/03/2011
Age : 28
Đến từ : Đà Nẵng

Bài lịch sử Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bài lịch sử   Bài lịch sử I_icon_minitimeSun Mar 13, 2011 5:22 pm

sax, vô fỏum hết mà sao chẳng ai posst thế
Về Đầu Trang Go down
Pôn_Nguyễn
Copper member
Copper member
Pôn_Nguyễn

Số bài : 153
Thanked : -1
Birthday : 16/08/1995
Join date : 06/03/2011
Age : 28
Đến từ : My home ^_^

Bài lịch sử Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bài lịch sử   Bài lịch sử I_icon_minitimeMon Mar 14, 2011 6:45 pm

chưa kiếm xong nên chưa post Bài lịch sử 364988687
Về Đầu Trang Go down
m10teenboy_3f2s
Moderator
Moderator
m10teenboy_3f2s

Số bài : 110
Thanked : 504
Birthday : 07/08/1995
Join date : 06/03/2011
Age : 28
Đến từ : núi sơn trà

Bài lịch sử Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bài lịch sử   Bài lịch sử I_icon_minitimeMon Mar 14, 2011 8:39 pm

đề sử là j thế Sad
Về Đầu Trang Go down
m10teenboy_3f2s
Moderator
Moderator
m10teenboy_3f2s

Số bài : 110
Thanked : 504
Birthday : 07/08/1995
Join date : 06/03/2011
Age : 28
Đến từ : núi sơn trà

Bài lịch sử Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bài lịch sử   Bài lịch sử I_icon_minitimeMon Mar 14, 2011 8:43 pm

Về Đầu Trang Go down
[...bekhoe^.^bedep...]~
Newbie
Newbie
[...bekhoe^.^bedep...]~

Số bài : 38
Thanked : 0
Birthday : 09/02/1995
Join date : 13/03/2011
Age : 29
Đến từ : VN mem iu

Bài lịch sử Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bài lịch sử   Bài lịch sử I_icon_minitimeMon Mar 14, 2011 8:45 pm

mama ta làm chi mama???? Question
Về Đầu Trang Go down
m10teenboy_3f2s
Moderator
Moderator
m10teenboy_3f2s

Số bài : 110
Thanked : 504
Birthday : 07/08/1995
Join date : 06/03/2011
Age : 28
Đến từ : núi sơn trà

Bài lịch sử Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bài lịch sử   Bài lịch sử I_icon_minitimeMon Mar 14, 2011 8:47 pm

Trong tiến trình phát triển lịch sử, Việt Nam nằm ở một trong những khu vực được coi là cái nôi của loài người và cũng được coi là một trong những trung tâm phát sinh nông nghiệp sớm với nền văn minh lúa nước, nơi đã từng trải qua các cuộc cách mạng đá mới và cách mạng luyện kim. Trên nền tảng phát triển kinh tế - xã hội thời Đông Sơn, trước những đòi hỏi của công cuộc trị thủy và chống xâm lăng, Nhà nước Văn Lang - Nhà nước đầu tiên - đã ra đời vào khoảng thế kỷ thứ VII trước Công nguyên. Bằng sức lao động cần cù sáng tạo, cư dân Văn Lang, (sau đó là Âu Lạc) đã tạo dựng nên một nền văn minh tỏa sáng khắp vùng Đông Nam Á. Đi cùng với Nhà nước đầu tiên của lịch sử Việt Nam là một nền kinh tế phong phú, một nền văn hóa cao mà mọi người biết đến với tên gọi là văn minh Sông Hồng (còn gọi là văn minh Đông Sơn) với biểu tượng là trống đồng Đông Sơn - thể hiện sự kết tinh lối sống, truyền thống và văn hóa của người Việt cổ.

Vừa dựng nước người Việt đã phải liên tiếp đương đầu với sự xâm lăng của các thế lực bên ngoài. Độ dài thời gian và tần suất các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam rất lớn. Kể từ cuộc kháng chiến chống Tần (thế kỷ III trước Công nguyên) đến cuối thế kỷ XX, đã có tới 12 thế kỷ Việt Nam phải tiến hành hàng trăm cuộc chiến tranh giữ nước, khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng. Một điều đã trở thành quy luật của các cuộc chiến tranh giữ nước của dân tộc Việt Nam là phải “lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh”.

Từ thế kỷ thứ II trước Công nguyên (kéo dài hơn 1.000 năm), Việt Nam bị các triều đại phong kiến phương Bắc thay nhau đô hộ. Sự tồn vong của một dân tộc bị thử thách suốt hơn nghìn năm đã sản sinh ra tinh thần bất khuất, kiên cường, bền bỉ đấu tranh bảo tồn cuộc sống, giữ gìn và phát huy tinh hoa văn hóa, quyết giành lại độc lập cho dân tộc của người dân Việt Nam.

Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử Việt Nam – kỷ nguyên phát triển quốc gia phong kiến độc lập, thời kỷ xây dựng và bảo vệ nền độc lập dân tộc. Dưới các triều Ngô (938-965), Đinh (969-979), Tiền Lê (980-1009) nhà nước trung ương tập quyền được thiết lập.

Sau đó, Việt Nam bước vào thời kỳ phục hưng và phát triển (với quốc hiệu Đại Việt) dưới triều Lý (1009-1226), Trần (1226-1400), Hồ (1400-1407), Lê Sơ (1428-1527). Đại Việt dưới thời Lý-Trần-Lê Sơ được biết đến như một quốc gia thịnh vượng ở Châu Á. Đây là một trong những thời kỳ phát triển rực rỡ nhất trong lịch sử của Việt Nam trên mọi phương diện. Về kinh tế: nông nghiệp phát triển, thủy lợi được chú ý phát triển (đê Sông Hồng được đắp vào thời kỳ này), các làng nghề ra đời và phát triển. Về tôn giáo: tín ngưỡng dân gian, Phật giáo và Nho giáo được coi là tam giáo đồng nguyên. Một thành tựu quan trọng trong thời Lý-Trần là việc phổ biến chữ Nôm, chữ viết riêng của Việt Nam dựa trên cơ sở cải biến và Việt hóa chữ Hán. Bên cạnh đó các lĩnh vực khác như giáo dục, khoa học kỹ thuật, văn học - nghệ thuật, lịch sử, luật pháp… cũng rất phát triển (Văn Miếu - Quốc Tử Giám được xây dựng, sự ra đời của Bộ luật Hồng Đức, Đại Việt Sử ký, Đại Việt Sử ký toàn thư…). Lịch sử gọi thời kỳ này là Kỷ nguyên văn minh Đại Việt. Thăng Long (bây giờ là Hà Nội) cũng được chính thức công nhận là Kinh đô của Đại Việt với Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn vào năm 1010.

Từ thế kỷ XVI, chế độ phong kiến Việt Nam với tư tưởng nho giáo đã bộc lộ sự lạc hậu và bắt đầu suy yếu. Trong khi nhiều quốc gia – dân tộc ở châu Âu đang dần chuyển sang chủ nghĩa tư bản thì Đại Việt bị chìm trong nội chiến và chia cắt. Tuy trong các thế kỷ XVI-XVIII, nền kinh tế, văn hóa có những bước phát triển nhất định, nhiều thành thị, thương cảng ra đời đẩy nhanh quan hệ buôn bán trong và ngoài nước, nhưng cảnh chia cắt và nội chiến đã kìm hãm sự phát triển của đất nước.

Bước sang đầu thế kỷ XIX, các nước tư bản phương Tây đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, ráo riết tìm kiếm thị trường, từng bước xâm chiếm thuộc địa. Người Pháp, thông qua con đường truyền đạo, thương mại đã tiến hành thôn tính Việt Nam. Đây là lần đầu tiên dân tộc Việt Nam phải đương đầu với họa xâm lăng từ một nước công nghiệp phương Tây. Trong hoàn cảnh này, một số trí sĩ Việt Nam đã nhận thức được yêu cầu bảo vệ độc lập phải gắn liền với cải cách, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng trì trệ của phương Đông. Họ đã đệ trình những đề nghị canh tân đất nước, nhưng đều bị triều Nguyễn khước từ, đẩy đất nước vào tình trạng lạc hậu, bế tắc và từ đó Việt Nam đã trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến trong gần 100 năm (1858-1945).
Về Đầu Trang Go down
[...bekhoe^.^bedep...]~
Newbie
Newbie
[...bekhoe^.^bedep...]~

Số bài : 38
Thanked : 0
Birthday : 09/02/1995
Join date : 13/03/2011
Age : 29
Đến từ : VN mem iu

Bài lịch sử Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bài lịch sử   Bài lịch sử I_icon_minitimeMon Mar 14, 2011 8:49 pm

chi r bí hè? dai r? Like a Star @ heaven me oi!! chu ta lam chj day bi???
Về Đầu Trang Go down
Kiddy.Punk
Newbie
Newbie
Kiddy.Punk

Số bài : 10
Thanked : 0
Birthday : 22/03/1995
Join date : 06/03/2011
Age : 29
Đến từ : chờ xí..hỏi má đã

Bài lịch sử Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bài lịch sử   Bài lịch sử I_icon_minitimeMon Mar 14, 2011 10:00 pm

Dưới thời Gia Long (1802-1819), tổ chức bộ máy nhà nước được chấn chỉnh dần nhằm xây dựng một thể chế quân chủ quan liêu chuyên chế. Bộ máy chính quyền trung ương (triều đình) do vua đứng đầu, nắm toàn quyền quyết định mọi công việc lớn của đất nước. Dưới vua có 6 bộ (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công). Đứng đầu mỗi bộ là thượng thư , giúp việc cho thượng thư có các quan chức tả hữu tham tri, tả hữu thị lang . Mỗi bộ theo phạm vi công việc mà chia thành các ty chuyên trách.
Giúp việc cho sáu bộ còn có bốn tự là: Thái thường tự, Hồng lô tự, Thái bộ tự, Quang lộc tự, đứng đầu tự là một tự khanh và một thiếu khanh giúp việc, ngoài ra một số nhân viên thư lại. Bên cạnh Thị thư viện có Hàn lâm viện. Ngoài ra trong cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước thời Gia Long còn có một số cơ quan sự vụ, chuyên môn như Nội tào, Ty thông chính, Quốc tử giám, Thái y viện, Tào chính, Hành nhân, Vũ khố, Khâm thiên giám, Tư tế ty, Tượng y viện.

Dưới triều vua Minh Mệnh, tổ chức bộ máy nhà nước từ trung ương đến các địa phương lại còn chặt chẽ hơn, hoàn chỉnh hơn nữa. Thời gian đầu mới lên ngôi, Minh Mệnh còn giữ nguyên tổ chức bộ máy nhà nước thời Gia Long. Sau đó, cùng với việc sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị hành chính địa phương trong cả nước, Minh Mệnh đã thực hiện những cải cách trong việc tổ chức và hoàn thiện bộ máy nhà nước. Vua nắm giữ mọi quyền hành. Giúp việc và làm tham mưu cho nhà vua có một số cơ quan như:
- Nội các . Thời Gia Long gọi là Thị thư viện, chuyên phụ trách công việc văn thư. Năm 1820, Minh Mệnh đổi gọi là Văn thư phòng. Năm 1829, đổi Văn thư phòng thành Nội các. Nội các của nhà Nguyễn thực ra là phỏng theo quy chế Nội các thời Minh, Thanh (ở Trung Quốc), nhưng có điểm khác về mặt quyền hành của cơ quan này. Thời Minh, Thanh, Nội các là cơ quan có quyền lực lớn đứng trên các bộ. Phẩm hàm của các quan đứng đầu Nội các là chánh nhất phẩm, còn dưới triều Minh Mệnh, các quan đứng đầu cơ quan này chỉ có hàm tam phẩm, tứ phẩm. Nội các lại gồm có 4 tào (Thưởng bảo, Ký chú, Đồ thư, Biểu bạ).
- Cơ mật viện . Năm 1834 đặt cơ mật viện, cơ quan trọng yếu bên cạnh nhà vua. Minh Mệnh phỏng theo tổ chức Khu mật viện của nhà Tống và Quân cơ xử của nhà Thanh. Đứng đầu cơ quan này có 4 quan đại thần do vua lựa chọn từ các quan văn, võ từ tam phẩm trở lên. Viện cơ mật có nhiệm vụ giúp vua giải quyết các công việc "quân quốc trọng sự", làm tư vấn cho nhà vua nắm chắc lục bộ và các địa phương trong toàn quốc. Viện cơ mật có 2 ban: Nam chương Kinh phụ trách những công việc có liên quan từ Quảng Bình trở vào Nam và các nước ngoài về phía Nam và Bắc chương Kinh phụ trách những công việc có liên quan từ Hà Tĩnh trở ra và các nước ngoài về phía Bắc.
- Đô sát viện . Tháng 9-1832, Minh Mệnh lập ra Đô sát viện. Nhiệm vụ của Đô sát viện là giám sát hoạt động của các quan chức trong hệ thống cơ quan hành chính từ trung ương đến địa phương. Đây là một cơ quan hoạt động độc lập không chịu sự kiểm soát của bất kỳ cơ quan nào ở triều đình ngoài nhà vua. Các quan chức của Đô sát viện có nhiệm vụ phối hợp với các giám sát ngự sử 16 đạo để hoạt động kiểm soát và kiểm tra công việc của bộ máy quan lại.

Về cơ cấu tổ chức các cơ quan quản lý nhà nước ở các địa phương từ thời Minh Mệnh có nhiều thay đổi, nhằm củng cố chế độ quân chủ chuyên chế và quốc gia thống nhất. Các đơn vị hành chính cấp thành, trấn bị bãi bỏ, thống nhất tên gọi các đơn vị hành chính cấp trung gian trong cả nước là liên tỉnh và tỉnh, bãi bỏ cả tên gọi doanh ở miền Trung.
Năm 1831, Minh Mệnh chia các trấn trước đây thành 18 tỉnh. Năm 1832, tất cả các trấn, doanh còn lại ở miền Trung và miền Nam cũng được đổi thành tỉnh. Cả nước có 31 tỉnh chịu sự quản lý trực tiếp của chính quyền trung ương. Hai tỉnh có địa dư gần nhau ghép lại thành một liên tỉnh do một viên tổng đốc cai quản (cá biệt cũng có trường hợp 3 tỉnh liên hợp như - liên tỉnh Sơn - Hưng - Tuyên (Sơn Tây, Hưng Hoá, Tuyên Quang). Dưới tỉnh là phủ rồi đến huyện (châu), tổng, xã Cả nước bấy giờ có 31 tỉnh, 89 phủ và phân phủ, 255 huyện và châu, 1742 tổng và 18.200 xã.

Có thể thấy bộ máy nhà nước ngày càng được củng cố chặt chẽ và hoàn thiện dưới thời vua Minh Mệnh qua cuộc cải cách hành chính và chính quyền từ trung ương đến địa phương vào những năm 1831-1832.

Thời Gia Long và những năm đầu thời Minh Mệnh, bộ máy chính quyền còn đơn giản và lỏng lẻo, tính chất phân quyền trong việc quản lý nhà nước khá rõ. Tầng lớp quan lại đứng đầu các cơ quan hành chính hầu hết xuất thân từ võ quan. Đây là một hạn chế lớn của bộ máy chính quyền thời Gia Long, đầu thời Minh Mệnh so với nhà nước Đại Việt thời Lý - Trần - Lê sơ. Sang thời Minh Mệnh những hạn chế đó đã được khắc phục dần.
Nguyên tắc bao trùm, chi phối trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước thời Nguyễn là tập trung thống nhất quyền lực vào một cá nhân - Hoàng đế, tăng cường sự quản lý, giám sát chặt chẽ của nhà nước trung ương đối với tất cả các địa phương, quan lại các cấp. Trong thực tế, việc làm đó đã có tác dụng củng cố chế độ trung ương tập quyền, thúc đẩy bộ máy chính quyền các cấp hoạt động có hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, từ trong ý đồ, chủ trương và trong hiện thực, bộ máy nhà nước thời Nguyễn là một nhà nước quân chủ tập trung quan liêu chuyên chế nặng nề. Một nhà nước quân chủ chuyên chế như vậy lại ở trước ngưỡng cửa cuộc cách mạng công nghiệp và trong tình hình chủ nghĩa tư bản phương Tây đang chuẩn bị ráo riết xâm lược Việt Nam, thì không còn phù hợp với xu thế của thời đại, yêu cầu của lịch sử nước ta lúc bấy giờ hậu quả tất yếu là nhà nước mất lòng dân, không củng cố được khôi đoàn kết dân tộc, trở nên bảo thủ, trì trệ, kìm hãm sự phát triển của xã hội, tách rời với thế giới bên ngoài. Đây là mặt hạn chế cơ bản của nhà nước thời Nguyễn.
Về Đầu Trang Go down
hunterkiller2
Copper member
Copper member
hunterkiller2

Số bài : 113
Thanked : 1
Birthday : 28/10/1995
Join date : 09/03/2011
Age : 28
Đến từ : Đà Nẵng

Bài lịch sử Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bài lịch sử   Bài lịch sử I_icon_minitimeTue Mar 15, 2011 7:20 am

nè , tính chơi chết ta đó hả, đọc thôi đủ chết rồi
Về Đầu Trang Go down
seth_2311
Newbie
Newbie
seth_2311

Số bài : 18
Thanked : 0
Birthday : 23/11/1995
Join date : 07/03/2011
Age : 28

Bài lịch sử Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bài lịch sử   Bài lịch sử I_icon_minitimeTue Mar 15, 2011 3:49 pm

@@ mình có cần làm gì k ?
Về Đầu Trang Go down
hunterkiller2
Copper member
Copper member
hunterkiller2

Số bài : 113
Thanked : 1
Birthday : 28/10/1995
Join date : 09/03/2011
Age : 28
Đến từ : Đà Nẵng

Bài lịch sử Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bài lịch sử   Bài lịch sử I_icon_minitimeTue Mar 15, 2011 6:33 pm



QUÂN VỀ COPY ĐOẠN NÀY VÔ CÁI BÀI LỊCH SỬ

I. Nhà nước, chính quyền thời Đinh-Tiền Lê
Kế tục triều Ngô, nhà nước Đại Cô Việt thời Đinh - Tiền Lê về cơ bản là một nhà nước võ trị. Các vua (Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành) đều xuất thân là những tướng lĩnh quen trận mạc, là tổng chỉ huy tối cao quân đội, nắm giữ mọi quyền hành. Hệ thống quan lại phần lớn là các quan võ. Thời Lê Hoàn có các chức Đại tổng quản, Thái uý, Điện tiền chỉ huy sứ... .

Quân đội Đại Cồ Việt là một quân đội đông và mạnh. Theo sử cũ, quân đội thời Đinh có tới 1 triệu người (?), chia thành 10 đạo, bên dưới có các loại quân, lữ, tốt, ngũ. Quân sĩ đều đội mũ da, gọi là mũ " tứ phương bình đính". Coi giữ kinh thành là lực lượng Cấm quân và quân tứ sương. Thời Lê Hoàn có tới 3000 cấm quân, trán khắc chữ "Thiên tử quân", đội mũ đâu mâu. Vũ khí có cung nỏ, mộc bài, giáo mác. Lực lượng thuyền chiến mạnh đã đánh thắng quân Tống và Champa. Các vua Đinh - Tiền Lê đều dùng quân đội trấn áp các vụ phản loạn trong nước.

Dưới chế độ võ trị, luật pháp thời Đinh - Tiền Lê còn nghiêm khắc và tuỳ tiện, dựa theo ý muốn của nhà vua. Đinh Bộ Lĩnh đặt vạc dầu và cũi hổ ở sân triều để trừng phạt phạm nhân. Lê Hoàn hay xử phạt đánh roi những ai làm phật ý mình. Lê Long Đĩnh lấy việc giết người làm trò vui.

Trên lý thuyết, để khẳng định uy thế, các vua Đinh - Tiền Lê đã xây dựng bộ máy triều nghi của mình theo mô hình nhà Tống. Đinh Tiên Hoàng và Lê Hoàn đều lập cho mình 5 hoàng hậu, đặt ngôi Thái tử, cử các hoàng tử đi trấn trị các địa phương. Đất nước thời Đinh chia làm 10 đạo, Lê Hoàn đổi thành lộ.

Trên thực tế, bộ máy triều đình và quan lại còn rất sơ sài. Khi gặp sứ Tống, Lê Hoàn còn đang đi chân đất, cầm xiên lội nước xiên cá, vào triều lại chơi trò đọ tay với quần thần. Đó chưa phải là một nhà nước quy củ theo chế độ phong kiến
Về Đầu Trang Go down
hunterkiller2
Copper member
Copper member
hunterkiller2

Số bài : 113
Thanked : 1
Birthday : 28/10/1995
Join date : 09/03/2011
Age : 28
Đến từ : Đà Nẵng

Bài lịch sử Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bài lịch sử   Bài lịch sử I_icon_minitimeTue Mar 15, 2011 6:45 pm

Năm 1005, Lê Hoàn mất, các con của Lê Hoàn huy động lực lượng trong các thái ấp của mình đánh lẫn nhau trong 8 tháng để tranh giành ngôi báu. Năm 1006, Lê Long Việt lên ngôi mới được 3 ngày, bị em là Long Đĩnh giết để cuớp ngôi. Long Đĩnh vừa tàn bạo vừa ham mê tửu, sắc, bị bệnh không ngồi được, nên khi coi chầu phải nằm, sử cũ gọi là vua Ngọa triều. Tình hình chính trị cuối triều Lê ngày càng thối nát, nhân dân oán giận. Năm 1009, Lê Long Đĩnh chết, triều thần chán ghét nhà Tiền Lê, vì vậy, các sư tăng và đại thần, đứng đầu là sư Vạn Hạnh, tôn Điện tiền chỉ huy sứ tên là Lý Công Uẩn lên làm vua, mở đầu cho Vương triều nhà Lý (l010- 1225). Tiếp theo triều Lý là Vương triều Trần (1226-1400).


II. Nhà nước, chính quyền thời Lý-Trần (thế kỉ XI-XIV)
Năm 1010, Lý Công Uẩn lên ngôi Hoàng đế (Thái Tổ), đặt niên hiệu là Thuận Thiên, cho dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La, sau đó đổi thành Thăng Long (rồng bay), chính thức gọi tên nước là Đại Việt. Từ đó, trải qua các triều vua, nhà Lý và nhà Trần ra sức xây dựng, làm hoàn thiện dần bộ máy nhà nuớc quân chủ trung ương tập quyền, xây dựng các bộ luật thành văn, củng cố lực lượng quốc phòng vững mạnh, xây dựng và củng cố khối đoàn kết dân tộc, lãnh đạo nhân dân chống ngoại xâm thắng lợi.
Tổ chức hành chính và bộ máy quan lại

Quan chế của nhà nước Lý - Trần có quy củ, chặt chẽ hơn các triều đại trước. Đứng đầu triều đình là Hoàng đế, dưới Hoàng đế có 3 chức đứng đầu các quan lại trong triều, đó là thái sư, thái phó, thái bảo (tam thái). Dưới đó là chức thái úy , nắm giữ việc chính trị, quân sự trong nước, về sau chức này được gọi là tể tướng . Tiếp đến là các chức tư không, thiếu phó, thiếu bảo, thiếu úy (phụ trách cấm quân), nội điện đô trị sự, ngoại điện đô trị sự, kiểm hiệu bình chuơng sự . Đây là những chức vụ trọng yếu nhất giúp việc nhà vua. Để giúp vua quản lý mọi mặt của đất nước, còn có các cơ quan chuyên trách như Trung thư sảnh, Khu mật sứ, Ngự sử đài, Hành khiển tượng thư sảnh, Nội thị sảnh, Đình uý, Hàn lâm học sĩ.

Năm 1097, nhà Lý cho biên soạn và ban hành Hội điển , quy định các phép tắc chính trị, tổ chức bộ máy quan lại. Từ đó, quy chế tổ chức hành chính và quan lại được xác lập, thể hiện bước tiến bộ rõ rệt trong việc quản lý xã hội, đất nước. Các quan lại cao cấp có nhiều công lao được phong thực phong, thực ấp. Chỉ con cháu những người có quan tước, được tập ấm, mới được làm quan.

Thời Trần
Sang thời Trần, tổ chức bộ máy quan lại ở trung ương có bước hoàn thiện hơn thời Lý. Khác với nhà Lý, nhà Trần đặt ra chế độ Thái thượng hoàng. Các vua sớm truyền ngôi cho con trai trưởng (hoàng thái tử) nhưng vẫn cùng với vua (con) trông coi chính sự, tự xưng là Thái thượng hoàng . Chế độ Thái thượng hoàng thời Trần có tác dụng ngăn chặn tình trạng các đại thần chuyên quyền, cướp ngôi khi vua còn ít tuổi. Trong triều đình, đứng đầu các quan vẫn là ba chức thái (sư phó, bảo) chỉ có điểm khác thời Lý ở chỗ nhà Trần đặt thêm hàm thống quốc, tá thánh, phụ quốc để gia phong thêm (như thống quốc thái sư, tá thánh thái sư phụ quốc thái bảo). Chức thái úy thời Lý (tướng quốc) đổi thành tả hữu tướng quốc bình chương sự . Giúp việc cho tể tướng (tướng quốc) thời Trần đặt thêm các chức hành khiển nằm trong cơ quan mật viện. Các hành khiển thường kiêm cả các chức thượng thư (đứng đầu bộ), tả hữu bộc xạ, tả hữu gián nghị đại phu . Dưới các chức vụ nói trên, các quan được chia thành hai ban văn và võ. Bên văn có các bộ, đứng đầu mỗi bộ là một viên thượng thư . Ban đầu mới có thượng thư hành khiển, thượng thư hữu bật (2 bộ), từ cuối thế kỷ XIV (1388-1398), đời Quang Thái mới có thêm thượng thư các bộ binh, hình... Dưới thượng thư có thị lang, lang trung giúp việc. Bên võ có các chức vụ phiêu kỵ tướng quân, đại tướng, đô tướng, tướng quân , lúc có chiến tranh, đặt thêm chức tiết chế tổng chỉ huy toàn quân.

Ngoài bộ, có các cơ quan chuyên trách như ở thời Lý, nhưng nhiều hơn, tổ chức chặt chẽ hơn như: các cục (Nội thư hoả cục, Chi hậu cục); các đài (Ngự sử đài với các chức tả hữu gián nghị đại phu, thị ngự sử, giám sát ngự sử v.v.); các viện (Khu mật viện với các chức tri mật viện sự, khu mật tham chính, thiêm tri mật viện sự, giám sự, v.v.), hàn lâm viện (với các chức hàn lâm học sĩ phụng chỉ, hàn lâm viện học sĩ..), Quốc sử viện, Thâm hình viện; giám (Quốc tử giám),v.v..

Nhìn chung, bộ máy quan lại ở trung ương thời Lý - Trần cấu trúc theo ba cấp: trung ương, cấp hành chính trung gian, cấp hành chính cơ sở, nhưng ngày càng có hệ thống, đầy đủ hơn từ thời Lý đến thời Trần. Ở các địa phương, nhà Lý từ năm 1011 đổi 10 đạo thời Lê làm 24 lộ , đặt thêm một số đạo và trại, châu . Một số châu, trại đổi làm phủ , các vùng xa gọi là châu (như châu Vĩnh An, Đằng Châu, châu Lâm Tây, v.v.). Dưới lộ có huyện, hương.

Ở Kinh đô, nhà Lý giao cho một hoàng tử hay thân vương trông coi gọi là kinh sư lưu thủ . Ở các châu gần, đặt các chức tri châu, thông phán, tổng quản để trông coi. Ở các châu biên giới đặt chức châu mục đứng đầu. Đứng đầu phủ có chức tri phủ, tri phủ sự, phán phủ sự phụ trách.

Nhà Trần đổi 24 lộ thành 12 lộ (từ năm 1242): Lộ Thiên Trường (gồm Xuân Trường, Mỹ Lộc thuộc tỉnh Hà Nam ngày nay), Long Hưng (Tiên Hưng, Thái Bình) Quốc Oai (Hà Tây), Bắc Giang (nay là Bắc Giang), Hải Đông (Quảng Ninh), Trường Yên (Hà Nam), Kiến Xương (Thái Bình), Hồng (Hải Dương), Khoái (Hưng Yên), Thanh Hoá, Hoàng Giang (Hà Nam), Lạng Giang (Lạng Sơn). Dưới lộ, phủ là châu, huyện, xã. Đứng đầu các lộ là an phủ sử , ở các phủ là tri phủ, trấn phủ rồi đến các viên chức thông phán, thiên phán, tào, vận lệnh uý v.v.. Các châu do chuyển vận sứ, thông phán quản lý, ở huyện do lệnh uý, chủ bạ coi giữ. Chế độ xã quan được phổ biến ở các xã. Đứng đầu các xã là đại tư xã và tiểu tư xã . Các viên xã quan được tuyển chọn trong hàng ngũ những người có phẩm hàm, từ ngũ phẩm trở lên làm đại tư xã, từ lục phẩm trở xuống giữ chức tiểu tư xã (xã nhỏ). Dưới đại, tiểu tư xã có các chức xã trưởng, xã giám giúp việc sổ sách.
Thời Lý, các quan lại đều xuất thân từ tầng lớp quý tộc; sang thời Trần, tất cả các chức vụ quan trọng trong triều cũng đều giao cho vương hầu quý tộc nhà Trần nắm giữ. Bởi vậy nhà Trần nắm khá chắc toàn bộ công việc chủ chốt trong triều, quyền lực tập trung trong tay nhà nước trung ương; chế độ quân chủ trung ương tập quyền được củng cố thêm một bước.

Cách sử dụng, bổ nhiệm quan lại của nhà nước Lý - Trần đã phản ánh rõ nét tính đẳng cấp sâu sắc, nhất là dưới thời Trần. Cũng có thể nói nhà nước thời Lý - Trần là nhà nước quân chủ quý tộc
Về Đầu Trang Go down
hunterkiller2
Copper member
Copper member
hunterkiller2

Số bài : 113
Thanked : 1
Birthday : 28/10/1995
Join date : 09/03/2011
Age : 28
Đến từ : Đà Nẵng

Bài lịch sử Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bài lịch sử   Bài lịch sử I_icon_minitimeTue Mar 15, 2011 6:54 pm


III. Nhà nước, chính quyền nhà Nguyễn (1802-1945)
Ngay từ sớm, Nguyễn Ánh đã phong vương, đặt quan lại cho những người theo phò tá mình. Sau khi đánh bại nhà Tây Sơn và trở thành hoàng đế Gia Long, ông lại tiếp tục kiện toàn lại hệ thống hành chính và quan chế của chính quyền mới.
Nhà Nguyễn về cơ bản vẫn giữ nguyên hệ thống quan chế và cơ cấu chính quyền trung ương giống như các triều đại trước đó. Đứng đầu nhà nước là vua, nắm mọi quyền hành trong tay. Giúp vua giải quyết giấy tờ, văn thư và ghi chép có Văn thư phòng (năm 1829 đổi là Nội các). Về việc quân quốc trọng sự thì có 4 vị Điện Đại học sĩ gọi là Tứ trụ Đại thần, đến năm 1834 trở thành viện Cơ mật. Ngoài ra còn có Tông nhân phủ phụ trách các công việc của Hoàng gia[1].
Bên dưới, triều đình lập ra 6 Bộ, đứng đầu mỗi bộ là quan Thượng Thư chịu trách nhiệm chỉ đạo các công việc chung của Nhà nước, các bộ gồm: Bộ Lại, Bộ Hộ, Bộ Lễ, Bộ Binh, Bộ Hình và Bộ Công.[2] Bên cạnh 6 Bộ còn có Đô sát viện (tức là Ngự sử đài bao gồm 6 khoa) chịu trách nhiệm thanh tra quan lại, Hàn lâm viện phụ trách các sắc dụ, công văn, 5 Tự phụ trách một số sự vụ, phủ Nội vụ coi sóc các kho tàng, Quốc tử giám phụ trách giáo dục, Thái y viện chịu trách nhiệm về việc chữa bệnh và thuốc thang,... cùng với một số Ti và Cục khác.
Về Đầu Trang Go down
hunterkiller2
Copper member
Copper member
hunterkiller2

Số bài : 113
Thanked : 1
Birthday : 28/10/1995
Join date : 09/03/2011
Age : 28
Đến từ : Đà Nẵng

Bài lịch sử Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bài lịch sử   Bài lịch sử I_icon_minitimeTue Mar 15, 2011 7:39 pm

con thời Trịnh-Nguyễn tìm chẳng ra @.@ thêm cái văn lang- âu lạc @.@



topic này ko được spam đó nha
Về Đầu Trang Go down
hunterkiller2
Copper member
Copper member
hunterkiller2

Số bài : 113
Thanked : 1
Birthday : 28/10/1995
Join date : 09/03/2011
Age : 28
Đến từ : Đà Nẵng

Bài lịch sử Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bài lịch sử   Bài lịch sử I_icon_minitimeTue Mar 15, 2011 7:45 pm

Quân về cop vô , Tô đen với gach chân đề mục, in rồi chiều thứ 4 mang cho ta, ok
Về Đầu Trang Go down
hunterkiller2
Copper member
Copper member
hunterkiller2

Số bài : 113
Thanked : 1
Birthday : 28/10/1995
Join date : 09/03/2011
Age : 28
Đến từ : Đà Nẵng

Bài lịch sử Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bài lịch sử   Bài lịch sử I_icon_minitimeTue Mar 15, 2011 7:59 pm

khoan in đã, để mai ta kêu mi vẽ thêm cái sơ đồ vô đã rồi in sau
Về Đầu Trang Go down
hunterkiller2
Copper member
Copper member
hunterkiller2

Số bài : 113
Thanked : 1
Birthday : 28/10/1995
Join date : 09/03/2011
Age : 28
Đến từ : Đà Nẵng

Bài lịch sử Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bài lịch sử   Bài lịch sử I_icon_minitimeTue Mar 15, 2011 8:01 pm

http://baigiang.violet.vn/present/show/entry_id/212771


cop cái nhận xét trong cái ô ra
Về Đầu Trang Go down
seth_2311
Newbie
Newbie
seth_2311

Số bài : 18
Thanked : 0
Birthday : 23/11/1995
Join date : 07/03/2011
Age : 28

Bài lịch sử Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bài lịch sử   Bài lịch sử I_icon_minitimeWed Mar 16, 2011 8:08 pm

cho mình hỏi cái đề là gì đi Smile)Smile)
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Bài lịch sử Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bài lịch sử   Bài lịch sử I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 

Bài lịch sử

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
[A]10 Phan Châu Trinh :: ₪ ----» A10 Đại Sảnh «----₪ :: ₪ ----» Lớp học Online «----₪ :: Tổ 2-
Chuyển đến 
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất